SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHỐI 1,2,3

Tháng Tám 23, 2019 1:16 chiều
  1. Nội dung sinh hoạt:

Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

  1.  Mục đích:

Trao đổi chia sẻ khó khăn, vướng mắc của khối 1,2,3.

– Chia sẻ cách làm và phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng, phương tiện, tài liệu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

– Những kiến nghị đề xuất với nhà trường và phòng Giáo dục.

  1. Diễn biến:

        – Thời gian: 13h 30 đến 14h 30 ngày 21 / 8 / 2019

        – Địa điểm: Trường Tiểu học Lương Thế Vinh – xã Liên Bảo – điểm trường B.

        – Thành phần : Giáo viên tổ khối 1,2,3

        – Người chủ trì: Đồng chí: Phạm Thị Báu – Tổ trưởng

e3be8d245c26bb78e237

  1. Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ khối 1,2,3.

        – Trao đổi, chia sẻ, thống nhất một số vấn đề về chuyên môn trong năm học 2019-2020

        – Trao đổi chia sẻ khó khăn, vướng mắc của khối lớp đang dạy sau đó cùng nhau chia sẻ tìm ra những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó.

  1. Khối lớp 1.

      * Khó khăn.

– Khối 1 có 2 lớp trong đó có giáo viên mới xuống dạy lớp 1 nên chưa có kinh nghiệm và còn nhiều bỡ ngỡ khi dạy học sinh ở lứa tuổi nhỏ. Chưa thuần thục trong cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.

– Học sinh còn nhận thức chưa đồng đều, nhiều học sinh nhút nhát, nói ngọng. Chưa tự tin trong giao tiếp, cô giáo hỏi chưa biết cách trả lời.

– Phát âm còn lẫn lộn “ l/n ” thanh “ ? , ~ “

– Còn một số học sinh tay có dị tật nên  khó khăn trong việc cầm bút viết.

– Một số học sinh còn tăng động, chưa nghe theo sự chỉ dẫn của giáo viên.

* Giải pháp :

– Với giáo viên mới dạy lớp 1 phải luôn tích cực học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu. Thường xuyên dự giờ lớp bạn học hỏi kinh nghiệm.

– Tích cực  tay đôi với học sinh.

– Luyện cho học sinh cách giao tiếp và trả lời câu hỏi

– Luyện cho học sinh cách cầm bút đúng cách.

– Gặp gỡ phụ huynh cùng trao đổi về phương pháp dạy con em mình khi ở nhà.

  1. Khối lớp 2.

    * Khó khăn.

– Học sinh mới học lớp 1 lên lớp 2 rất khó khăn khi phân biệt “r /d /gi ” và “c/k /q” khi viết chính tả vì cách đọc giống nhau.

– Khi học sinh viết đoạn văn vốn từ còn hạn chế dẫn đến các em khó viết một đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu, đặc biệt với những học sinh yếu.

– Đối với học sinh lớp 2 mới làm quen với mô hình lớp học kiểu mới VNEN nên trong thời gian đầu các em còn lúng túng trong khi làm việc theo nhóm.

– Học sinh chưa biết nhận xét, chia sẻ kiến thức trong khi làm việc cá nhân-nhóm.

* Giải pháp:

– Về “r /d /gi ” cần dạy học sinh phân biệt chính tả theo nghĩa

– Về “c/k /q” đều phát âm là “cờ”, giáo viên cho học sinh nhắc lại nhiều lần luật chính tả. Chú ý  k đứng trước âm i, e, ê.

– Khi viết đoạn văn giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh làm quen và viết được một đoạn văn đầy đủ nội dung

– Giáo viên tổ chức làm mẫu nhiều lần để học sinh biết làm việc cá nhân- nhóm                 ngay trong tháng 8

– Cho các em đi dự tiết bầu hội đồng tự quản ở các lớp trên.

  1. Khối lớp 3.

*  Khó khăn.

– Học sinh trong khối phần đa là con công nhân, nông dân nên phụ huynh giành thời gian quan tâm đến con em thực hiện các hoạt động ứng dụng ở nhà hầu như không có.

– Đặc biệt khối 3 có nhiều học sinh khuyết tật nhất trong trường. Có em không ý thức được hành động của mình , đi lại cười nói tự do trong lớp nên ảnh hưởng nhiều đến việc học của các học sinh trong lớp.

– Nhận thức của học sinh không đều, còn một số học sinh thiếu tự tin, rụt rè chưa thực sự hoà nhập với hoạt động của lớp.

– Khối 3 có nhiều học sinh mới chuyển về chưa được sự quan tâm của các bạn ở trong lớp.

– Chất lượng đầu vào khối 3 còn chưa cao.

* Giải pháp.

– Đối với học sinh khuyết tật ( 3em ). Trong lớp các em hay nói, cười, đi lại tự do… chưa tự nhận thức được các kiến thức. Giáo viên cần nắm rõ tâm  lí của từng em, trao đổi kết hợp với phụ huynh để tìm biện pháp phù hợp đưa học sinh khuyết tật hòa nhập với các bạn ở lớp.

– Với học sinh mới chuyển về còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen bạn, nhận thức chưa nhanh. Giáo viên phân học sinh vào nhóm có trưởng nhóm nhanh nhẹn, hoạt bát để giúp học sinh này quen với môi trường mới.

– Giáo viên cần nắm vững kiến thức, kĩ năng mà học sinh còn yếu để bổ sung cho học sinh. Trao đổi với phụ huỵnh nhằm để tìm biện pháp nâng cao chất lượng của học sinh.

* Chia sẻ.

– Với tất cả các môn học giáo viên cần giúp đỡ học sinh hệ thống hóa kiến thức từng bài ,giai đoạn bằng các biểu, sơ đồ tư duy… Hướng dẫn học sinh nắm chức kiến thức một cách logic theo từng bài,tổng thể cả chương trình học. Hướng dẫn học sinh trong nhóm, lớp kiểm tra những kiến thức đó thường xuyên,liên tục trong các giờ học nếu kiến thức có liên quan đến bài hoặc trong giờ truy bài để học sinh luôn ghi nhớ kiến thức đã học.

  1. Để ghi nhớ kiến thức đai lượng, tôi hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy sau: