SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHỐI 4,5

Tháng Tám 23, 2019 1:24 chiều
  1. Nội dung sinh hoạt: Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học hướng tới chương trình Giáo dục phổ thông mới.
  2. Mục đích:

– Trao đổi, chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc của khối, lớp đang dạy

– Chia sẻ những cách làm và những phương pháp hay trong đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, đồ dùng, phương tiện, tài liệu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học hướng tới  đổi mới, thực hiện tốt chương trình Giáo dục phổ thông mới.

– Nêu những kiến nghị, đề xuất với trường, phòng.

  1. Diễn biến:

– Thời gian: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút (21/8/2019)

– Địa điểm: Tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh xã Liên Bảo, điểm trường B

– Thành phần: Giáo viên tổ, khối 4,5                   Người chủ trì: Đ/c Huệ (Tổ trưởng)

5dfd8748564ab114e85b

  1. Nội dung sinh hoạt chuyên môn tổ khối 4, 5

Sinh họat chuyên môn trao đổi, chia sẻ, thống nhất về một số vấn đề chuyên môn trong năm học 2019 – 2020.

4.1. Trao đổi, chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc của khối, lớp đang dạy.

Từng giáo viên trong tổ, khối 4,5 chia sẻ về những khó khăn của lớp mình chủ nhiệm.

* Lớp 5B1:

– Học sinh trong lớp đa phần là con em nông dân, công nhân và người lao động tự do nên thời gian phụ huynh dành để cùng con em thực hiện các hoạt động học tập ở nhà không nhiều. Đặc biệt trong lớp có nhiều trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt phần nào ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm và hiệu quả của việc học tập.

– Về nhận thức của học sinh không đồng đều; còn tồn tại một số học sinh tiếp thu bài chậm do ảnh hưởng của thần kinh.

– Trong lớp còn một số học sinh thiếu tự tin, rụt rè, chưa thực sự hòa nhập với các hoạt động của lớp (đặc biệt học sinh mới chuyển về); còn hiện tượng học sinh chơi theo nhóm, chưa có sự quan tâm giúp đỡ các thành viên trong nhóm lớp.

– Tồn tại một số học sinh trung bình và yếu chưa nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản của các môn học ở các lớp dưới.

* Lớp 5B2

– Do giáo viên mới chuyển từ khối 1 lên khối 5 nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận với mô hình dạy học VNEN.

– Trình độ nhận thức của học sinh trong lớp chưa đồng đều.

* Lớp 4B1

– Do sĩ số của lớp khá đông (36hs) nên việc triển khai các phương pháp học tập mới theo mô hình VNEN gặp nhiều khó khăn (do diện tích lớp chặt hẹp, lượng học sinh trong một nhóm đông, trình độ nhận thức của học sinh trong nhóm không đồng đều)

– Chất lượng đầu vào của khối 4 chưa cao (một số học sinh nhận thức chậm, chưa tự giác trong học tập, chưa có sự quan tâm đôn đốc của gia đình)

4.2. Chia sẻ những cách làm và những phương pháp hay trong đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, đồ dùng, phương tiện, tài liệu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học hướng tới đổi mới, thực hiện tốt chương trình Giáo dục phổ thông mới.

  1. Khắc phục những khó khăn, tồn tại của lớp chủ nhiệm.

– Với những học sinh nhận thức chậm: Giáo viên cần nắm rõ những nội dung kiến thức, kỹ năng mà học sinh còn yếu và thiếu để kịp thời bổ sung, hoàn thiện. Thường xuyên tham vấn ý kiến của chuyên môn nhà trường và các thành viên trong tổ về cách rèn học sinh yếu; trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đối với những học sinh này.

– Tổ chức các hoạt động tập thể (lao động, văn nghệ, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đôi bạn cùng tiến,….) nhằm phát triển năng lực của bản thân (các kỹ năng làm việc cá nhân, hợp tác nhóm,…) và phẩm chất của người học.

– Với giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong tiếp cận với mô hình VNEN: cần tìm hiểu phương pháp giảng dạy, dự giờ thăm lớp thường xuyên và tham khảo những cách làm hay từ các giáo viên đã giảng dạy mô hình VNEN nhiều năm.

– Tổ khối sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học thường xuyên trong thời gian tiếp theo để giáo viên trong tổ khối học tập chia sẻ chuyên môn

– Với lớp có sĩ số đông cần có sự chia nhóm linh hoạt. Áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy, hạn chế thời gian “chết” trong lớp.

  1. Chia sẻ những cách làm và những phương pháp hay trong đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, đồ dùng, phương tiện, tài liệu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học hướng tới đổi mới, thực hiện tốt chương trình Giáo dục phổ thông mới.

– Với tất cả các môn học giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức từng bài, từng giai đoạn (bằng các bảng, biểu, sơ đồ tư duy,…); hướng dẫn cá nhân nắm mạch kiến thức một cách lô gic theo từng bài và tổng thể cả chương trình; hướng dẫn học sinh trong nhóm, lớp kiểm tra những kiến thức đã học thường xuyên, liên tục trong các giờ học nếu kiến thức có liên quan đến bài hoặc trong giờ truy bài để học sinh luôn ghi nhớ những kiến thức đã học.

 

 

 

 

 

 

 

– Luôn thực hiện phương châm: Học sinh phải làm việc để tìm ra kiến thức mới, rèn kỹ năng của chính mình; giáo viên không làm thay, làm hộ mà quan sát, uốn nắn khi cần thiết, giúp học sinh khám phá những kiến thức mới từ những cái đã có, giúp học sinh tìm thấy sự say mê trong học tập; rèn cho những học sinh khá giỏi trong lớp, nhóm giảng giải cách làm cho các bạn yếu, cho cả lớp.

 

 

 

 

 

 

– Tăng cường tư duy phản biện và kỹ năng trình bày vấn đề cho học sinh: Trước một nội dung kiến thức mới tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp theo các câu hỏi Là gì? Có tác dụng gì? Để làm gì? Tại sao? Có phát hiện gì mới từ kiến thức đã có?….

– Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, ti vi, loa, đài,…các phần mềm dạy học phục vụ trong giờ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt với các môn Khoa học có rất nhiều tư liệu hình ảnh, các đoạn video, phim khoa học phù hợp với nội dung bài dạy mà giáo viên có thể khai thác từ mạng Internet và các nền tảng ứng dụng khác. Tương tự với môn Địa lý và Lịch sử, giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học, các video Lịch sử giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học, có sự vận dụng, liên kết các kiến thức đã học với cuộc sống tránh áp đặt những kiến thức chỉ trong sách hướng dẫn làm học sinh mất hứng thú với môn học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trong giờ học, cùng một đối tượng kiến thức cần đạt được, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung và yêu cầu đối với từng cá nhân học sinh sao cho vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung kiến thức mà chương trình đặt ra. Trong quá trình thực hành, kiểm tra, đánh giá và ôn tập, giáo viên đặc biệt quan tâm đến tính ứng dụng cao của những kiến thức cần kiểm tra với kiến thức thực tiễn gần gũi với cuộc sống của học sinh.

– Tăng cường dạy học ngoài trời, dạy học trải nghiệm sáng tạo đặc biệt trong các tiết Tập làm văn (tả đồ vật, con vật, tả cảnh, tả người); hướng dẫn học sinh khám phá vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt qua các từ ngữ miêu tả, các hình ảnh so sánh, nhân hóa,…trong chính các hoạt động quan sát cuộc sống xung quanh của học sinh. Với môn Kỹ thuật học sinh phải được làm trực tiếp và tạo ra những sản phẩm có thể thêm những phần sáng tạo riêng biệt của từng em. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh sáng tạo từ những cái đã có bằng cách tích hợp nhiều kiến thức của nhiều môn học để tạo nên sản phẩm mới mang bản sắc cá nhân. Từ các hoạt động trên học sinh sẽ được phát triển năng lực, phẩm chất của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tả cảnh biển lúc bình minh.

  1. Kết quả: Sau buổi họp chuyên môn, các giáo viên trong tổ khối đã những khó khăn của lớp mình và lớp bạn. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật dạy học hiện đại nhằm giúp lớp chủ nhiệm nâng cao chất lượng.
  2. Kiến nghị, đề xuất:

– Đề nghị chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục tổ chức nhiều chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới phương pháp, nội dung hình thức tổ chức …để giáo viên được học tập chia sẻ kinh nghiệm

– Đề nghị nhà trường hỗ trợ, tư vấn về cách dạy cho giáo viên mới khi tiếp cận với mô hình VNEN

  1. 7. Đánh giá: Buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao.
  2. 8. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân hạn chế:

– Do sự chuẩn bị cho buổi sinh hoạt chuyên môn tốt.

– Từ cá nhân thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại của lớp mình và có ý thức cầu thị nhằm nâng cao tay nghề của mình.

  1. 9. Bài học kinh nghiệm:

Cần có ý thức cầu thị, xây dựng để tổ khối chuyên môn hoạt động có hiệu quả từ đó giúp mỗi cá nhân phát triển kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.